16 thg 11, 2010

Thông báo

Thầy Bằng đề nghị các anh chị cố gắng nộp luận văn trong tháng 11/2010 vì còn nhiều thủ tục tiếp theo để các anh chị tiến hành bảo vệ luận văn. Các anh chị đã thi IELTS ngày 30/10/2010 và đạt kết quả từ 4.5 trở lên, nộp bảng điểm về Phòng Sau Đại học (Thầy Bằng) trong tuần từ 16/11/2010 đến 19/11/2010.

Thiện Cang

Thông báo

Các anh chị không tham dự họp mặt của lớp K-20, các anh chị vui lòng đóng tiền quỹ lớp (để sử dụng vào ngày 20/11/2010) là 200.000/người. Danh sách các anh chị không tham gia:
1. Ngọc Phương
2. Hồng Dung
3. Hồng Thắm
4. Hồng Châu
5. Diễm Hằng
6. Mỹ Trang
7. Tấn Tài
8. Anh Kiệt
9. Minh Tuấn
10. Văn Mừng

Các anh chị liên hệ với tôi để đóng tiền nhé.

Thiện Cang.

Họp mặt truyền thống lớp K20, chào mừng ngày Nhà giáo VN 20-11

Có rất nhiều điểm khác nhau giữa 2 tấm hình này, các anh chị từ từ mà tìm nhé! :)

Thiện Cang

15 thg 11, 2010

Thông báo

Các anh chị đã thi IELTS ngày 30/10/2010 vui lòng liên hệ anh Huấn (CT500) trong thời gian từ ngày 15/11/2010 đến hết ngày 19/11/2010 qua số ĐT: 39326151 để:
+ Báo kết quả thi
+ Xác nhận lại việc đăng ký thi IELTS
+ Đăng ký thi tại Hội đồng Anh (ngày thi: 11/12/2010)

Thiện Cang

14 thg 11, 2010

Một số kinh nghiệm khi đi thi IELTS

Kinh nghiệm khi đi thi IELTS thì các anh chị có thể search nhiều trên mạng. Hôm nay chỉ xin phép tổng hợp lại những kinh nghiệm của cá nhân mà nhiều anh chị lớp ta vừa thi xong đúc kết được.

Listening:
- Khi thi chúng ta có thể làm bài qua tai nghe hoặc loa ngoài đều được (đăng ký ở Hội đồng Anh). Do đó nếu anh chị nào đã quen làm bài với loa ngoài thì cũng ko sao. Nhưng theo N thì nghe bằng tai nghe sẽ giúp ta tập trung nhất. Trước giờ thi, khi vào phòng, ta có thời gian hơn 15 phút để làm quen với âm thanh loa ngoài hoặc tai nghe. Ban tổ chức cho chúng ta nghe một số bài nhạc không lời. Nếu anh chị nào muốn thử tai nghe thì ta cứ lấy đeo thử vào, bật công tắc tai nghe không dây, chỉnh âm lượng phù hợp. Làm như vậy khi vào giờ thi thật chúng ta sẽ không phải mất thời gian điều chỉnh lại và tránh sự phân tâm không cần thiết.
- Khi làm bài, thường thì ta có tâm lý phần section 1 dễ nhưng thật ra nó lại khó nhất không phải vì nội dung mà vì lúc đó ta thường chưa đạt được trạng thái tập trung tối đa. Một vài anh chị khi làm phần này ko tốt thì lại ảnh hưởng đến những phần sau. Do đó, dù làm ko tốt phần nào đó của bài thi thì ta vẫn phải đi tiếp vì ta ko có thời gian để nối tiếc. Và chúng ta sẽ có thời gian để đoán câu trả lời mình chưa biết, hoặc là chừa những câu trắc nghiệm A,B,C,D để đánh cuối cùng chẳng hạn.
- Một bí quyết khác: nên luyện tập nghe lúc 9g sáng nếu có thể vì đó chính là giờ thi listening, nếu ta quen practice như vậy thì đến lúc thi đó giống như là một nhịp sinh học, giúp ta đạt trạng thái tập trung tốt nhất. Đừng luyện tập quá nhiều khi ta đã mệt mỏi, ví dụ thức khuya để nghe (vì yên tĩnh hơn!!!)...

Reading:
- Chiến đầu với thời gian là một thử thách. Lúc ta học và luyện tập thì ít khi nào có dịp "xơi" 3 bài đọc cùng một lúc trong 60 phút. Thậm chí mỗi lần luyện tập IELTS thì phần Reading lại thường bị lơ là hơn, thứ nhất vì nó quá mất thời gian, thứ hai là quá nhiều từ mới. Nhưng nếu ta vượt qua những khó khăn lúc luyện tập, ko bỏ thời gian luyện đọc thì sẽ rất khó đạt điểm yêu cầu.
- Luyện đọc như thế nào?
+ B1: Luyện đọc 1 bài 1 ngày trong 1 tuần. (ko hạn chế thời gian: có thể trên 30p / bài cũng được)
+ B2: Luyện đọc 2 bài 1 ngày trong 1 tuần. (hạn chế thời gian trong 60p)
+ B3: Luyện đọc 3 bài (1 test) --> 1 tuần chỉ nên làm 1 đến 2 lần như vậy (trong 60p)
- Phân phối thời gian khi làm bài test: thường thì các bài đọc sẽ khó dần theo thứ tự (nhưng cũng còn tùy là ta có quen thuộc với chủ đề đó hay ko). Vì thế, nên phân phối thời gian như sau:
+ Bài 1: 15p
+ Bài 2: 20p
+ Bài 3: 25p
Phân như vậy cũng phù hợp với thể lực của ta, khi ta đọc đến bài thứ 3 thì lúc đó cũng đã mệt nên chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian để làm bài này.
- Ghi nguyên văn câu trả lời TRUE, FALSE or NOT GIVEN, không ghi tắt T cho TRUE, F cho FALSE hoặc NG cho NOT GIVEN vì ghi như vậy sẽ ko được tính điểm.
- Khi thi tốt nhất là làm tới đâu ghi đáp án vào đề thi và cả phiếu trả lời đến đó. Chúng ta sẽ ko có thời gian sau khi kết thúc bài đọc để điền đáp án vào answer sheet và nếu ta để đến cuối cùng mới ghi đáp án thường thì sẽ hồi hộp, ghi nhanh dễ sai chính tả coi như mất điểm hoặc ghi ko kịp.

Writing:
- Đây có thể nói là thời điểm mệt mỏi, khủng khiếp nhất trong kì thi IELTS, ta ko có thời gian nghỉ ngơi, chưa kịp phục hồi khi vừa mới trải qua thời gian căng thẳng Listening và Reading. Một đề nghị cho các anh chị là nên luyện writing vào cuối ngày. Có thể có anh chị nói là việc làm ko khoa học nhưng các anh chị nên tin điều đó. Rất nhiều anh chị vừa thi IELTS của lớp ta đã công nhận mình ko còn sáng suốt, minh mẫn khi đến phần writing nữa. Vì vậy, luyện viết vào thời điểm mình mệt mỏi cũng là một phương pháp tốt để làm quen với việc đầu óc căng thẳng mà vẫn phải viết. Nhớ là luyện viết chứ ko luyện đọc bài mẫu nghen! :)
- Task 1, Task 2 cái nào làm trước? Có rất nhiều ý kiến trái ngược. Người hướng dẫn của Hội đồng Anh thì kêu làm task 2 trước vì phần này nhiều điểm hơn (hợp lý). Nhưng nếu như gặp task 2 quá khó đọc đề ko nắm bắt được thì thế nào? Quay lại làm task 1 chăng? Rất khó trả lời nếu như các anh chị ko thử làm 2 bài cùng 1 lúc, tức là bỏ thời gian làm thử 1 bài test gồm cả 2 task. Làm nhiều lần như vậy ta sẽ rút ra được kinh nghiệm phù hợp với mỗi người.
Chiến thuật (strategy) nên làm theo:
+ Làm task 2 trước nếu quá 15 phút mà vẫn chưa viết xong đoạn 1 của phần thân bài thì phải quyết định chuyển qua task 1 hay tiếp tục làm tiếp (tùy anh chị nghen)-
+ Làm task 1: nên viết overall idea trước, ko cần phải kết luận vì nếu ko còn thời gian thì ta cũng ko phải suy nghĩ nhiều về nó.
- Khi giám thị báo còn 10 phút, lập tức suy nghĩ đến việc kết thúc, viết conclusion cho task 2 để còn thời gian kiểm tra lỗi grammar và chính tả.
- Một kinh nghiệm quan trọng: Đọc kỹ đề để trả lời thằng và đi vào trọng tâm câu hỏi của đề bài (task 2). Viết quá dài mà ko đi vào trọng tâm câu hỏi thì sẽ ko có nhiều điểm cho Task Achievement, phần đánh giá quan trọng nhất của bài Writing. Trọng tâm của đề bài thường nằm ở câu kế cuối của đề bài, trước các câu: Do you agree or disagree? hay là Discuss ....

Speaking: (có thời gian nghỉ ngơi nhiều trước khi thi)
- Làm quen với giọng nước ngoài là một điều nên làm trước ngày thi (nghe nhạc, nghe những đoạn clip trên mạng chẳng hạn)
- Khi bước vào phòng thi, nói một cách tự nhiên, đừng cố gắng suy nghĩ phát âm sao cho đúng, vì càng suy nghĩ sẽ càng rối, làm ảnh hưởng khá nhiều đến điểm Fluency.
- Part 2: tập nói mở rộng chủ đề đến khi nào giám khảo dừng mình thì thôi.
- Part 1: cần chuẩn bị tâm lý, giám khảo sẽ đổi chủ đề liên tục. Tốt nhất chỉ nên nhìn "mặt" giám khảo, đừng nhìn tay của họ vì họ sẽ lật kiếm câu hỏi liên tục, do đó nếu nhìn những hành động đó sẽ khiến ta mất tập trung và bất ngờ khi nghe câu hỏi thuộc chủ đề khác.
- Luyện tập nghe câu hỏi và phản xạ trước câu hỏi, tránh thuộc câu trả lời vì sẽ rất mất tự nhiên và nếu ban giảm khảo thấy vậy họ sẽ chuyển chủ đề ngay.
- Đừng ngại hỏi nếu ko nghe kịp hoặc ko hiểu câu hỏi vì nếu cứ trả lời đại mà ko hiểu thì còn tệ hơn.

Những kinh nghiệm khác;
- Ko đem gì nhiều khi thi (mắc công đi cất đồ), không được quên CMND, bút chì (dự phòng thôi vì sẽ được phát khi thi), đồ chuốt (rất cần thiết), cục tẩy. Đem theo hộp bút mắc công giám thị lại kiểm tra, mệt cho họ lắm :).
- Ăn sáng kỹ, nên đi vệ sinh trước khi vào làm thủ tục và trước giờ thi 15p vì sau đó sẽ ko được ra ngoài đặc biệt là trong lúc phát đề. Sau khi phát đề ta có thể đi vệ sinh nhưng liệu lúc đó ta còn tâm trí để "xả nước cứu thân" ko khi bài thi đang nằm trên bàn và thời gian thì ko chờ ai hết.
- Trước ngày thi phải thoải mái, ko quá căng thẳng, đặc biệt là giữ gìn sức khỏe, ko thức khuya trước ngày thi. (nói thì dễ hen :) )
...
Còn nhiều điều sẽ được bổ sung sau khi bài blog này được đăng. Hy vọng bài đăng này ít nhiều giúp các anh chị có thêm thông tin bổ ích trước khi tham dự kỳ thi "tốn kém" nhất này.
Chúc may mắn!