26 thg 11, 2009

IELTS READING AND WRITING TASK 2

I don't know whether you have this file or not. However, it'll be necessary to have clear viewpoint on the way you read and write in IELTS test.
Click here to download the file.
(edited)

24 thg 11, 2009

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên

Bộ GD-ĐT vừa có Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 6-12-2009 thay thế Thông tư số 49/TT ngày 29-11-1979. Các quy định trước đây trái với thông tư này đều bị bãi bỏ.

Các anh chị nhấn vào tiêu đề trên để xem tin chi tiết, tôi nghĩ văn bản này có các thông tin rất hữu ích phục vụ các anh chị trong công tác giảng dạy

Thiện Cang

Học tiếng Anh theo chuẩn châu Âu

TT - Bộ GD-ĐT Việt Nam vừa ký kết bản ghi nhớ với hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge ESOL) về việc xây dựng và phát triển chuẩn tiếng Anh trên nền tảng là khung trình độ ngôn ngữ của Cộng đồng chung châu Âu.
Theo ông Duncan Rayner - giám đốc phát triển của Cambridge ESOL, Cambridge ESOL sẽ hỗ trợ Bộ GD - ĐT trong việc tập huấn giáo viên về phương pháp giảng dạy tiếng Anh và phương pháp đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh theo chuẩn của Cambridge.
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (mà Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt năm 2008). Trong đó, học sinh tốt nghiệp THPT sẽ giao tiếp tự tin và độc lập bằng tiếng Anh (tương đương IELTS 3.5 - 4.5).

Động lực cho nhà giáo

Sự kiện Gặp gỡ Việt Nam được tổ chức tại TP San Francisco, bang California, Hoa Kỳ đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Trong phần thảo luận sôi nổi của “diễn đàn giáo dục VN tại Hoa Kỳ”, một phần quan trọng của sự kiện quan trọng này, nhiều giáo sư Hoa Kỳ đặt câu hỏi khiến nhiều người giật mình. Đó là “tại sao tỉ lệ nghiên cứu sinh sau khi hoàn tất chương trình tiến sĩ ở lại với ngành giáo dục - đào tạo của VN còn quá thấp, chỉ đạt 20-25%?”.

Sau đó là hàng loạt khía cạnh của vấn đề này đã được mổ xẻ một cách thẳng thắn. Phải chăng việc sử dụng họ chưa tốt? Phải chăng chưa có đủ điều kiện cần thiết tối thiểu cho họ có đất dụng võ? Phải chăng sự cam kết chưa chặt chẽ trước khi đi học? Hay là do vấn đề kinh tế: sự cân nhắc giữa mức lương vài triệu VN đồng và vài ngàn đôla Mỹ? Và đâu là giải pháp? Nhưng giải pháp nếu có là giải pháp cho vấn đề gì? Giữ họ ở lại phục vụ ngành giáo dục và đào tạo, hay để họ tự nguyện ra đi làm ở nhiều lĩnh vực khác cho sự phát triển của đất nước?

Phần hỏi rồi đáp liên tục được khán trường vỗ tay tán thưởng vì rất thực tế và theo như nhận xét của nhiều người, nó đã đề cập đến những vấn đề... rất khó nói. Vẫn biết rằng làm nghề giáo thì không nên nghĩ đến việc làm giàu. Nhưng họ vẫn phải lo cho cuộc sống của chính họ và gia đình họ. Tâm sự của một tiến sĩ trẻ được đào tạo bài bản từ nước ngoài: hãy làm cho thật tốt, tập trung chuyên môn cho thật tốt và hãy quên... tiền lương đi. Nếu cần thu nhập hãy nghĩ đến việc thu nhập từ nơi khác...

Khái niệm nơi khác đặt ra ở đây khiến nhiều người băn khoăn. Bởi nơi khác nếu hiểu theo một cách nào đó có thể rất “gần” nhưng cũng có thể rất “xa” với nghề giáo - nghề cao quý - của họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu lấy cái rất “xa”, thậm chí “quá xa” để lo cho cái “gần” của nhà giáo?

Không riêng những tiến sĩ hay giáo sư. Rất nhiều giáo viên hết năm này qua năm khác đang thầm lặng hi sinh, cắm bản ở những vùng núi xa xôi, heo hút. Hay gần hơn, hàng trăm ngàn giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non “làm nhiều lương chẳng bao nhiêu”, phải chật vật với cuộc sống hằng ngày.

Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới và rất nhiều đổi mới thành công. Nhưng hơn lúc nào hết hãy nên nghĩ đến một sự đổi mới mang tính đột phá để giữ được cả con tim và khối óc của nhà giáo. Trong đó, một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ làm được: vấn đề tiền lương cùng với điều kiện, môi trường làm việc!

Thiện Cang sưu tầm (Báo Tuổi trẻ ra ngày 24/11/2009)