"Không thể đổi mới từng mặt, không thể bằng chủ trương phong trào có thể đáp ứng yêu cầu của đất nước hiện nay, mà nhất thiết phải tiến hành một công cuộc cải cách giáo dục cơ bản và toàn diện"- Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định như vậy sáng nay, 30/10. Cuộc cải cách này dự kiến kéo dài khoảng 15-17 năm, hoàn tất vào năm 2025.
Đây là đề xuất từ đề tài "luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cách hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ" được một số nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện trong hơn 1 năm với kinh phí 300 triệu đồng do Quĩ Hòa bình và phát triển hỗ trợ.
Cho rằng, đây phải được coi là "công trình lớn của quốc gia", nhóm các tác giả đã đề xuất việc đầu tiên cần làm là lập uỷ ban cải cách giáo dục. Ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược cải cách và phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với tầm nhìn 2030 và xa hơn. Bên cạnh uỷ ban, sẽ có các hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia trong và ngoài nước.
Thành viên ủy ban cần làm việc với tư cách cá nhân, không đại diện cho bất kỳ tổ chức nào. Ủy ban cũng cần đảm bảo độc lập đối với Bộ GD-ĐT để có thể giữ được thái độ khách quan, khi xem xét các vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực giáo dục và đề xuất các giải pháp thực có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển giáo dục.
Cuộc cải cách sẽ giải quyết 11 vấn đề, thực hiện theo 2 giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu, từ năm 2011 - 2015, sẽ thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới; đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, triển khai chính sách mới đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ cấu lại hệ thống giáo dục theo hướng phân luồng, liên thông.
Trong giai đoạn từ 2015-2025, sẽ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở giáo dục phổ thông và hoàn thiện những phần việc thuộc đề án cải cách giáo dục.
Trẻ em không phải tờ giấy trắng!
Theo các tác giả đề tài, thông qua quá trình cải cách, giáo dục quốc dân phải trở thành một hệ thống mở nhằm mục tiêu phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân và phát triển nguồn nhân lực con người cho toàn xã hội.
Các nhà giáo cho rằng, cần từ bỏ quan niệm "coi trẻ em là tờ giấy trắng để rồi tuỳ tiện vẽ lên những mẫu hình theo ý muốn chủ quan. Thay vào đó là tôn trọng sự phát triển nhân cách ở mỗi em để khơi dậy tiềm năng từng cá nhân. Đồng thời, khắc phục tình trạng nhầm lẫn, coi tất cả trường phổ thông đều như nhau. Quan niệm "thống nhất và duy nhất" phải được thay thế bởi quan niệm "thống nhất trong đa dạng".
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đề xuất các tiêu chí đạt được ở giai đoạn cuối của cuộc cải cách như: trẻ em từ 6-15 tuổi đi học miễn phí; hơn 50% HS học hết lớp 9 có thể học tiếp ở trường trung học nghề; còn hệ thống trường sau bậc trung học phân thành hai nhánh: nhánh định hướng nghiên cứu và nhánh định hướng ứng dụng. Đội ngũ giáo viên tất cả các cấp mẫu giáo và phổ thông đều được đào tạo ở các trường ĐH.
Đổi mới quản lý là khâu đột phá
Từng là những người lãnh đạo cao nhất trong ngành giáo dục, nhóm nghiên cứu nhìn nhận: "để đảm bảo thành công, cải cách giáo dục phải lấy việc đổi mới quản lý làm khâu đột phá". Cụ thể là cần sớm thực hiện một lộ trình khắc phục những yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Chia sẻ điều này, ông Lương Ngọc Toản, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng "ưu tiên nhân sự cho giáo dục không được thực thi trong nhiều trường hợp. Tại sao không chọn người giỏi để làm giáo dục mà chỉ lấy yếu tố chính trị làm đầu?".
Ông Đặng Bá Lãm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nhận thấy một số yêu cầu đặt ra đối với giáo dục như dân chủ hóa giáo dục trong quản lý (tự chủ của cơ sở giáo dục) và trong quá trình giáo dục (trò tranh luận với thầy), phát huy tính chủ động, sáng tạo...khó thực hiện được trong một xã hội còn nhiều tàn dư của kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, kể cả bao cấp về tư duy.
Những người tham gia đề tài khẳng định tính khá thi của cải cách giáo dục phụ thuộc nhiều nhân tố, song nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định sự thành bại của cuộc cải cách, chính là quyết tâm chính trị.
2025 sẽ ra sao?
"Gần 20 năm chuẩn bị là khoảng thời gian thay đổi nhiều thế hệ các công nghệ, diễn ra nhiều chu kỳ kỹ thuật, lão hóa rất nhiều tri thức. Liệu trong một thế giới đầy thay đổi và biến động ở thế kỷ 21 này, có thể tiến hành một cuộc cải cách giáo dục theo cách làm truyền thống như đợt cải cách giáo dục năm 1979 hay không?" GS Phạm Tất Dong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội (Phó Chủ tịch kiểm tổng thư ký hội Khoa học Việt Nam) băn khoăn về "đích đến" 2025. Chẳng hạn như, từ nay đến năm 2025, phải làm lại sách giáo khoa như thế nào? Ủy ban cải cách giáo dục sẽ làm điều chỉnh để đi vào cải cách hay làm cải cách?
Tỏ ra tâm đắc với mục tiêu "phát triển nhân cách và nhân lực", song ông Dong cho rằng "không nên giới hạn ở bình diện quốc gia hay địa phương" mà phải đặt ra tiêu chuẩn "công dân toàn cầu".
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã có nhiều thảo luận và kiến nghị chấn hưng, đổi mới giáo dục của các nhóm nghiên cứu như: đề xuất chấn hưng giáo dục năm 2004 của GS Hoàng Tụy cùng 22 GS trong và ngoài nước, nhóm GS Vũ Quang Việt, nhóm nghiên cứu ĐH Harvard... Hiện tại, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục dưới sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đang soạn thảo chương trình chiến lược giáo dục 2008-2020 với dự thảo lần thứ 20 và đang chuẩn bị đưa ra lấy ý kiến dư luận.
Chia sẻ nhiều nội dung mà nhóm nghiên cứu của Qũy Hòa bình và phát triển nêu ra, song ông Lương Ngọc Toản cũng nhìn nhận: "Không nên ảo tưởng chỉ một lần cải cách giáo dục là có thể giải quyết được mọi vấn đề của giáo dục".
Xin gửi đến các anh chị: Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí Thư về "Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục"
Trả lờiXóaPhần này Thầy Qua môn GDHĐC có đề cập trong lúc giảng bài
http://www.hcm.edu.vn/phongtccb/VB%20phap%20qui/Chi%20thi/CT40-CT-TW.doc
Cần từ 15 đến 17 năm để cải cách giáo dục!
Trả lờiXóa09:30:05 31/10/2008
"Không thể đổi mới từng mặt, không thể bằng chủ trương phong trào có thể đáp ứng yêu cầu của đất nước hiện nay, mà nhất thiết phải tiến hành một công cuộc cải cách giáo dục cơ bản và toàn diện"- Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định như vậy sáng nay, 30/10. Cuộc cải cách này dự kiến kéo dài khoảng 15-17 năm, hoàn tất vào năm 2025.
Đây là đề xuất từ đề tài "luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cách hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ" được một số nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện trong hơn 1 năm với kinh phí 300 triệu đồng do Quĩ Hòa bình và phát triển hỗ trợ.
Cho rằng, đây phải được coi là "công trình lớn của quốc gia", nhóm các tác giả đã đề xuất việc đầu tiên cần làm là lập uỷ ban cải cách giáo dục. Ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược cải cách và phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với tầm nhìn 2030 và xa hơn. Bên cạnh uỷ ban, sẽ có các hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia trong và ngoài nước.
Thành viên ủy ban cần làm việc với tư cách cá nhân, không đại diện cho bất kỳ tổ chức nào. Ủy ban cũng cần đảm bảo độc lập đối với Bộ GD-ĐT để có thể giữ được thái độ khách quan, khi xem xét các vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực giáo dục và đề xuất các giải pháp thực có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển giáo dục.
Cuộc cải cách sẽ giải quyết 11 vấn đề, thực hiện theo 2 giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu, từ năm 2011 - 2015, sẽ thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới; đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, triển khai chính sách mới đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ cấu lại hệ thống giáo dục theo hướng phân luồng, liên thông.
Trong giai đoạn từ 2015-2025, sẽ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở giáo dục phổ thông và hoàn thiện những phần việc thuộc đề án cải cách giáo dục.
Trẻ em không phải tờ giấy trắng!
Theo các tác giả đề tài, thông qua quá trình cải cách, giáo dục quốc dân phải trở thành một hệ thống mở nhằm mục tiêu phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân và phát triển nguồn nhân lực con người cho toàn xã hội.
Các nhà giáo cho rằng, cần từ bỏ quan niệm "coi trẻ em là tờ giấy trắng để rồi tuỳ tiện vẽ lên những mẫu hình theo ý muốn chủ quan. Thay vào đó là tôn trọng sự phát triển nhân cách ở mỗi em để khơi dậy tiềm năng từng cá nhân. Đồng thời, khắc phục tình trạng nhầm lẫn, coi tất cả trường phổ thông đều như nhau. Quan niệm "thống nhất và duy nhất" phải được thay thế bởi quan niệm "thống nhất trong đa dạng".
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đề xuất các tiêu chí đạt được ở giai đoạn cuối của cuộc cải cách như: trẻ em từ 6-15 tuổi đi học miễn phí; hơn 50% HS học hết lớp 9 có thể học tiếp ở trường trung học nghề; còn hệ thống trường sau bậc trung học phân thành hai nhánh: nhánh định hướng nghiên cứu và nhánh định hướng ứng dụng. Đội ngũ giáo viên tất cả các cấp mẫu giáo và phổ thông đều được đào tạo ở các trường ĐH.
Đổi mới quản lý là khâu đột phá
Từng là những người lãnh đạo cao nhất trong ngành giáo dục, nhóm nghiên cứu nhìn nhận: "để đảm bảo thành công, cải cách giáo dục phải lấy việc đổi mới quản lý làm khâu đột phá". Cụ thể là cần sớm thực hiện một lộ trình khắc phục những yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Chia sẻ điều này, ông Lương Ngọc Toản, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng "ưu tiên nhân sự cho giáo dục không được thực thi trong nhiều trường hợp. Tại sao không chọn người giỏi để làm giáo dục mà chỉ lấy yếu tố chính trị làm đầu?".
Ông Đặng Bá Lãm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nhận thấy một số yêu cầu đặt ra đối với giáo dục như dân chủ hóa giáo dục trong quản lý (tự chủ của cơ sở giáo dục) và trong quá trình giáo dục (trò tranh luận với thầy), phát huy tính chủ động, sáng tạo...khó thực hiện được trong một xã hội còn nhiều tàn dư của kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, kể cả bao cấp về tư duy.
Những người tham gia đề tài khẳng định tính khá thi của cải cách giáo dục phụ thuộc nhiều nhân tố, song nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định sự thành bại của cuộc cải cách, chính là quyết tâm chính trị.
2025 sẽ ra sao?
"Gần 20 năm chuẩn bị là khoảng thời gian thay đổi nhiều thế hệ các công nghệ, diễn ra nhiều chu kỳ kỹ thuật, lão hóa rất nhiều tri thức. Liệu trong một thế giới đầy thay đổi và biến động ở thế kỷ 21 này, có thể tiến hành một cuộc cải cách giáo dục theo cách làm truyền thống như đợt cải cách giáo dục năm 1979 hay không?" GS Phạm Tất Dong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội (Phó Chủ tịch kiểm tổng thư ký hội Khoa học Việt Nam) băn khoăn về "đích đến" 2025. Chẳng hạn như, từ nay đến năm 2025, phải làm lại sách giáo khoa như thế nào? Ủy ban cải cách giáo dục sẽ làm điều chỉnh để đi vào cải cách hay làm cải cách?
Tỏ ra tâm đắc với mục tiêu "phát triển nhân cách và nhân lực", song ông Dong cho rằng "không nên giới hạn ở bình diện quốc gia hay địa phương" mà phải đặt ra tiêu chuẩn "công dân toàn cầu".
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã có nhiều thảo luận và kiến nghị chấn hưng, đổi mới giáo dục của các nhóm nghiên cứu như: đề xuất chấn hưng giáo dục năm 2004 của GS Hoàng Tụy cùng 22 GS trong và ngoài nước, nhóm GS Vũ Quang Việt, nhóm nghiên cứu ĐH Harvard... Hiện tại, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục dưới sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đang soạn thảo chương trình chiến lược giáo dục 2008-2020 với dự thảo lần thứ 20 và đang chuẩn bị đưa ra lấy ý kiến dư luận.
Chia sẻ nhiều nội dung mà nhóm nghiên cứu của Qũy Hòa bình và phát triển nêu ra, song ông Lương Ngọc Toản cũng nhìn nhận: "Không nên ảo tưởng chỉ một lần cải cách giáo dục là có thể giải quyết được mọi vấn đề của giáo dục".
(Theo SREM)